Tự do ngôn luận

I. Tự do ngôn luận là gì? Và người ta dùng nó sai như thế nào?

đầu tiên, theo từ điển bách khoa wikepedia: "Tự do ngôn luận là sự tự do phát biểu mà vẫn trong khuôn khổ kiểm duyệt hoặc hạn chế"
Điều này có thẻ thoải mái nói ra những điều bạn nghĩ, viết những gì bạn viết. Nhưng nó vẫn phải nằm ở chừng mực nào đó
Vấn đề ở đâu là. Không có một giới hạn cụ thể nào cho việc tự do ngôn luận. Và nhiều người nghiễm nhiên lấy quyền tự do ngôn luận này để xúc phạm, cười chê người khác.
Một đứa trẻ, bị bạn bè nó, những người xung quanh cười chê vì có cha đi tù, một cô gái chịu điều tiếng của xã hội sau khi bị bán sang biên giới. Và người ta tự coi điều đó là tự do ngôn luận.


II. Vậy chúng ta nên hiểu về tự do ngôn luận thế nào?

Về mặt lý thuyết, tự do ngôn luận không bị giới hạn bởi bất kì điều gì. Nhưng nó dẫn đến một điều là những chuẩn mực đạo đức có thể bị phá bỏ bởi điều này. Và trên thực tế, chưa có một xã hội nào có quyền tự do ngôn luận như bản chất của nó. Và khi con người chưa đạt được chuẩn mực đạo đức tuyệt đối thì việc tự do ngôn luận trở thành một một quyền sẽ xung đột với những thức khác mà xã hội cần có. Là sự bất xâm phạm nhân phẩm, danh dự người khác.
Có một giới hạn mà người ta dùng để giới hạn tự do ngôn luận là đạo đức. Nhưng trái lại, đạo đức lại là một thứ không nằm trong phạm vi có thể điều chỉnh được, hoặc nói cách khác là không thể kiểm soát được.
Đáng buồn thay, ngay tại Việt Nam. Một đất nước nghìn năm văn hiến thì khía cạnh đạo đức là là thứ đi xuống từng ngày. Người ta không còn tin nhau và đạo đức được đưa làm thứ yếu. Nói thế có thể là hơi phóng đại nhưng cũng là một mặt nào đó đúng là như vậy.

III. Vậy tôi có quyền tự do ngôn luận không
Theo pháp luận hiện hành thì bạn vừa có quyền tự do ngôn luận, vừa không. Bạn có thể nói, viết, bất cứ thứ gì nhưng phải chịa trách nhiệm và nằm dưới sự quyển soát của vô vàn điều khoản phát luât khác.
Sự việc một ca sĩ nào đó với một nghệ sĩ nào đó vừa rồi, Về quyền thì thực ra cô ca sĩ kia có quyền nói cơ mà. Và không những thế, cố ấy cũng cũng chưa vượt qua những quy phạm phát luật. Nhưng về đạo đức lại là một vấn đề khác.
Nói tóm lại, tạm thời, quyền tự do ngôn luận nên đặt dưới đạo đức, và mỗi người nên nhìn quyền này dưới góc nhìn có đạo đức.
Nhưng buồn thay, lướt qua một số mạng xã hội, thì cái này chắc khó....

Nhận xét

Bài đăng phổ biến