#writing30days ID-EGO-SUPEREGO

Đây là một mô hình cơ bản của tâm ly học phân tâm do Sigmund Freud đề xuất

Vậy Sigmund Freud là ai

Sigmund Freud là cha đẻ của phân tâm cổ điển, ông sinh ngày 6 tháng 5 năm 1856, ở Freiburg, một thị xã  nhỏ ở Moravia, hiện nay là phần thuộc cộng hoà Czech. Khi Freud lên 4 tuổi, cha ông là một thợ máy  người  Do Thái  , đưa gia đình đến Vienna,  Freud đã sống hầu hết thời gian ở đây.Theo học trường y khoa, ông chuyên về thần kinh học và đã học một năm tại Paris với Jean-Martin Charcot, ông chịu ảnh hưởng bởi Ambroise-August Liebault và Hippolyte-Marie Bernheim, cả hai đều dạy ông thôi miên khi ông ở Pháp. Sau khi học tập ở Pháp, ông quay trở về Vienna và bắt đầu công việc lâm sàng với những bệnh nhân Hysteria. Vào khoảng từ năm 1887 đến 1897, công việc của ông với những bệnh nhân này dẫn đến việc phát triển phân tâm học. Ông chết năm 1939 tại Luân Đôn.

Id-Ego-Superego

Id-Bản năng Ego-Cái tôi Superego-Cái siêu tôi: Đây là ba phần cơ bản của tâm lý của con người, Ngày này, sự phân chia này không còn được chấp nhận nhiều. Nhưng cũng là một cách để chúng ta biết cách tâm lý con người hoạt đông.

Id: Bản năng-phần vô thức

Đây là phần nguyên thủy nhật của con người. Là nhu cầu sống, là thỏa mã dục tính của con người. Nó xuất hiện khi bạn mong muốn thứ gì đó mà hoàn toàn bỏ qua luân lý, đạo đức. Đây là thứ khiến một kẻ giết người hay cưỡng hiếp. 
Và đây cũng là thứ gây ra sự sợ hãi. Chính xác hơn, đây là bản năng của loài thú trong con người của chúng ta. 

Superego: Cái siêu tôi

Đây là phần xã hội và đạo đức trong con người chúng ta. Nó là cái giúp chúng ta kiềm chế phần bản năng của con người. Nói đúng hơn, đây là phần gây ra cảm giác tội lỗi trong con người. 
Một đứa bé bắt đầu học được điều này khi chúng bốn tuổi. Chúng học được một số điều là sai, một số điều không được làm với người khác. Và hiểu những quy chuẩn chung của xã hội loài người.
Khi bạn đứng trước đèn đó mà không vượt và bạn hiểu đó là một hành động tội lỗi là do Superego gây ra.

Sự đấu tranh của Superego và Id

Trong con người luôn có sự đấu trang giữa Id và superego. Chúng tồn tại song song và luôn có xu hướng chống lại nhau. Sự chống lại này gây ra những phản ứng cảm xúc của con người. Nếu một trong hai cái bị kìm hãm, sẽ gây ra những hệ lụy lớn. Đừng bao giờ nghĩ bạn kiềm chế Id là tốt. Bạn kiềm chế Id sẽ gây rối loạn tâm lý. Bệnh tâm thần cũng do sự đối đầu giữ superego và Id. Bất kỳ vấn đề nào về tâm lý cũng do sự đối đầu này.

Vậy ego có tác dụng gì

Ego là điểm trung hòa giữ Id và superego. Nó cho người sự quyết định để vừa thảo mãn dục tính và đạo đức. Nó chính là những suy nghĩ hằng ngày. những quyết định hằng ngày của con người. Nó cho con người cảm giác thỏa mãi của Id mà vẫn không vượt qua giới hạn mà superego đưa ra.
Nhưng nhìn lại thì ego cũng chỉ là một người trọng tài giữa trận chiến. Và cả Id và superego luôn tìm cách để vượt qua đó. Vậy, việc cần thiết là sự cân bằng giữa cà ba thế lực Id-Ego-superego mới là điều con người tìm kiếm. Cúng ta như một người điều hành Id-superego với sự giúp đỡ của trợ lý chỉ muốn thỏa mãn cả hai bên. 


Vậy, sự phân chia này có tác dụng gì?

Sự phân chia này không còn được tâm lý học hiện đại sử dụng. Nhưng chúng ta cũng có cách nhìn nào đó về cách tâm lý của chúng ta hoạt động. Do đâu chúng ta sợ hoãi, sung sứng. tại sao có lúc chúng ta mất sự kiểm soát.
Và nó lý giải sự hanh phúc là do cả ba đứa kia đều thỏa mãn. Và hiểu đó cũng giúp chúng ta kiểm soát được mình tốt hơn. Rằng chúng ta cần giải tỏa và ngừng dối lừa bản thân về cảm xúc của mình. Như vậy, chúng ta mới hạnh phúc thực sự



              Tự hiểm mình blog

Nhận xét

Bài đăng phổ biến