#writing30days Bệnh phán xét

Thời đại mạng xã hội, thời đại của kết nối. Chúng ta chia sẻ nhiều hơn về cuộc sống của mình, kết nối cùng mọi người. Biết nhiều hơn từ chuyện một tiệm bánh nào đó mới mở đến các vụ án động trời. Nhưng nó cũng dẫn đến một điều, sự phán xét

Phán xét bất cứ điều gì

 Từ một cô nàng đăng một tấm ảnh, đó là quyền của họ, điều đó là dĩ nhiên. Nhưng thay vì tôn trọng quyền đó, rất nhiều người vào chỉ đê đưa ra một phán xét về bức ảnh đó, thậm chị tệ hơn nữa, người ta phán xét về tâm hồn người khác qua một bức ảnh. và thâm chị người ta còn lấy những biệt danh tệ hại để gán cho cô gái đó chỉ vì một bức ảnh, mà thậm chí còn không để ý đến những gì cô gái đó đã làm được, đã trải qua.
Một người con gái lơi dụng tình dục. Cô ấy dám đứng lên tố cáo, nhưng vô số người đưa ra nhận xét theo kiểu
 "Có sao mới bị lợi dụng" 
"Ăn mặc hở hang cho lắm vào"
Và buồn thay, điều này càng ngày càng xẩy ra phổ biến

Mạng xã hội trở thành pháp trường

"Họ ném đá những người họ không thích, bất kể đúng sai. Họ cười nhạo kẻ khác biệt mình không một giây suy nghĩ. Họ soi mói đời sống riêng tư, thậm chí thích thú trước nỗi khổ của người khác. Gõ phím xong, họ có thể quên lơ mọi thứ, rời khỏi ghế và sống cuộc sống thực của mình"  :Nguyễn Khắc Giang-Thói Quen Phán xét
Gần như chúng ta quen rằng, mạng xã hội là cầu nối con người và con người. Và cái "facebook ảo" đấy là vô sô con người xung quanh ta. Một lần chúng ta đâm chọt vào một trái tim ảo trên "face" thì bên ngoài sẽ có những trái tim sẽ rỉ máu.
Chúng ta dường như nhẫn tâm hơn vì cho rằng mạng xã hội là "ảo". Nhưng nó chân thật, vì nó là cuộc sống của chính chúng ta. 
Mỗi cái click, cái share, cái comment của cúng ta đề ảnh hưởng đến không chỉ một người
Một người đăng tin về một quả Xoài mà cô ấy cho rằng là xoài giả, do Trung Quốc làm. Chưa bàn tính đúng sai, đã có rất nhiều người share. Trong khi vụ mùa của nông dân đến gần thu hoạch. Nói cách khác, chúng ta có thể cắt miếng cơm manh áo của người khác chỉ bằng nút share, comment, like. 
Nếu có nơi đâu là nơi chúng ta có thể tìm kiếm được được sự nhẫn tôi, tôi chắc đó là mạng xã hội. Chúng ta ném đá thẳng tay mà không cần tìm hiểu ngọn ngành vấn đề. Theo kiểu "thay trời hành đạo". Xong đó phủi tay ra khỏi bàn phím. Như chưa có chuyện gì xẩy ra.

Chữa căn bệnh phán xét

Sau khi bạn phát hiện ra dấu hiệu cảnh báo, hãy dừng lại và thắc mắc (bạn không cần phải bực bội với bản thân):

  • Tại sao mình lại phán xét?
  • Bạn có những kỳ vọng thiếu thực tế nào?
  • Bạn đoán là anh/cô ấy đang thật sự chịu đựng những gì?
  • Bạn có thể tìm hiểu nhiều hơn về anh/cô ấy hay không? (Không phải lúc nào việc này cũng khả thi nhưng đôi khi bạn có thể làm được.)
  • Bạn có thể trân trọng những gì ở anh/cô ấy?
  • Bạn có thể thôi nghĩ đến bản thân và đặt mình vào vị trí của anh/cô ấy không?
  • Bạn có thể nhớ lại một khoảng thời gian nào đó mà bạn phải chịu đựng điều tương tự không?

Giận dữ, chán ghét, khinh thường, phàn nàn… là dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang phán xét.
Một khi bạn đã suy nghĩ xong, hãy tự vấn: Mình có thể giúp đỡ người đó như thế nào? Họ đang cần gì? Đôi khi họ chỉ cần một người lắng nghe, một người bạn, một người không phán xét, một người biết chấp nhận họ. Thỉnh thoảng họ còn cần nhiều hơn thế – một lời khuyên, sự chỉ dẫn, hay một cái ôm.
Mỗi lần bạn phát xét, bạn hãy tự hỏi rằng, chúng ta đang gây ra điều gì với lời phán xét của mình. Và điều này giúp ích hãy có hai. Chỉ có thể bạn mới có thể chữa căn bệnh này. Vâng, chính bạn.



Nhận xét

Bài đăng phổ biến