Review sách: Khát vọng đổi đời - Stefan Zweig

Một quyển sách, mà nó cho ta thấy, cái nghèo nó có thể dày vò con người thế nào.


Mọi chuyện bắt đầu với Christine, Một cô gái tuổi đôi mươi, mà với những dòng văn của tác giả, Cô dường như đã chết, nghĩa bóng, hoặt tâm hồn cô cũng chỉ trực chờ cái chết. 
Một vòng lặp tròn trĩnh và bất tận. Hằng ngày, đến trạm bưu điện, ngồi một chỗ rồi đánh những dòng thông tin lặp đi lặp lại, rồi lại lặp lại. 
Sống vào những năm tháng sau chiến tranh, sự nghèo đói bám riết lấy đôi chân của cô gái. 
Rồi, một cánh cổng tới thiên đường mở ra. Một lời mời của một người cô giàu có, Dì Claire. Cô gái của chúng ta hoàn toàn choáng ngợp trước vẻ giàu sang nơi đây.
Khoát trên mình những bộ quần áo mà dường như trong mơ cô cũng không dám nghĩ đến. Sự giàu có tức thời như cho Christine một cuộc đời khác. 
Rũ khỏi mình lớp màng nghèo khổ. Cô hoà mình vào cuộc sống nơi thiên đường. Nơi mọi thứ dường như sinh ra để dành cho cô vậy.
Nhưng sau 3 tuần. Cái thiên đường đó dường như đóng sầm cánh cánh cửa. Đẩy cô gái ra một cách không thương tiếc. Cô về với cuộc đời cũ. Nhưng, tâm hồn cô, con người cô không thể chấp nhận cái nghèo khổ đấy nữa. 
Như vừa thức dậy sau một con mộng đẹp. con người ta chìm đắm vào đó. Không thể chấp nhận cho cuộc, như một người chết đuối, vừa bám vào được bờ, lại bị đẩy vào dòng nước.
Rồi cô gặp Ferdinand, một kiến trúc sư, nhưng bị chiến tranh lấy mất một ngón tay, lấy luôn cả hi vọng của anh. Nơi hai người làm tình lần đầu lại là một nhà thổ. Bở đơi giản, Ferdinand chỉ đủ tiền đến thế. Họ căm thù cuộc sống đó. Chưa bao giờ, đồng tiền lại khiến con người cảm thấy tủi nhục đến thế. 
Đến đường cùng, họ loé lên ham muốn. Ừ, trộm tiền ở bưu điện. Nào có ai biết đâu. và có ai biết thì cũng chẳng qua là chết lại thôi. 
Kết thúc là hình ảnh hai người chạy trốn... 
Rồi họ thế nào, có thể họ bị bắt, cũng có thể, họ đổi đời.. Hoặc, tác giả để cho chúng ta tự ngẫm  lấy cái kết.

Tôi chưa từng đọc sách của Stefan Zweig. Chỉ được nghe về tài phân tích tâm lý nhân vật của ông. Và thực sự, quyển sách là một bức tranh tâm lý đầy màu sắc và chi tiết. Cái chi tiết không phải ra những dòng văn dài, tác giả dùng hình ảnh xung quanh để miêu tả lấy tâm lý nhân vật. Đó có thể là hình ảnh dãy núi ngoài cảnh của số của con tài Christine ngồi, có thể là nhà thờ nơi Ferdinand muốn kết liễu đời mình...
Tác phẩm có ý nghĩa nhân văn nào không? Tôi không dám tự mình kết luận, Và ý nghĩa nhân văn thì tự mỗi người nên cảm nhận.
Nhưng, gấp lại từng trang sách, ta cảm nhận , sự nghèo đè nén con người thật ghê gớm. Và nó dễ dàng bám lấy chúng ta, xoá bỏ hoàn toàn đức tính của mỗi con người. Và đặt cho chúng ta câu hỏi. 
Phải chăng, chính xã hội, quyết định chúng ta là ai. Cuộc sống của chúng ta, dừ thế nào, cũng là một hệ quả của vô số tuỳ chọn. Vậy, bạn chọn cho mình điề




Nhận xét

Bài đăng phổ biến